Bảo vệ trẻ nhỏ bằng cách đảm bảo an toàn trong chính căn nhà của mình

Cha mẹ nào cũng mong muốn căn nhà cả gia đình đang sinh sống là một nơi thật an toàn cho con nhỏ. Những con số về tai nạn trẻ em gặp phải trong căn nhà các con đang sinh sống là không nhỏ. Tuy nhiên chỉ cần cha mẹ dành thêm sự chú ý đến các con và đến đồ đạc trong gia đình, các tai nạn sẽ khó mà xảy ra được. Trẻ nhỏ cần sự chăm sóc và chú ý của người lớn. Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, các con cần được học cách giữ cho bản thân an toàn.

Trong ngôi nhà đang sinh sống sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương cho trẻ. Mặc dù vậy, nếu cha mẹ tìm ra được những nguy cơ và có các biện pháp bảo vệ phù hợp, trẻ vẫn có thể tiếp tục phát triển một cách bình an.

bao-ve-tre

Nhìn từ góc nhìn của trẻ nhỏ

Khi còn nhỏ, tầm nhìn của trẻ lúc nào cũng thấp hơn người lớn. Trẻ khi bò, đi, đứng đều là những góc nhìn thấp, là góc nhìn mà ít cha mẹ hay phụ huynh có thể thường xuyên quan sát được. Do đó, cha mẹ có thể quan sát bằng tầm nhìn của trẻ để kiểm tra những mối nguy hiểm, điều gì chưa hợp lý trong sắp xếp vật dụng có thể gây tổn thương cho trẻ khi trẻ đang trườn, bò hay tiếp cận dễ dàng.

Khi đã xác định được những vị trí mà trẻ thường xuyên với tới, bám tới, cha mẹ có thể đưa ra được nhiều phương án phòng ngừa hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể phát hiện thêm nhiều đồ vật nhỏ bị rơi rải rác dưới gầm tủ, bàn ghế, giường hoặc thậm chí là nam châm gắn tủ lạnh đủ nhỏ mà có nguy cơ trẻ đưa vào miệng.

Lắp cửa/ thanh chắn an toàn cho trẻ em

Giai đoạn từ 6 tháng đến 4 tuổi là lúc các bé bắt đầu đang tập bò và đi lại xung quanh, chỉ cần một sơ suất nhỏ mà phụ huynh không xuất hiện kịp thời cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé sau này. Điều này gây ra khá nhiều sự lo lắng cho các bậc cha mẹ. Với thanh chắn cửa cho trẻ em, các bậc phụ huynh đã hoàn toàn có thể yên tâm để bé vui chơi thoải mái trong nhà.

Cửa, thanh chắn là các biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả. Vì cả 2 biện pháp có thể giữ trẻ em an toàn trong một khu vực cụ thể trong một căn phòng. Ngoài ra, cửa, thanh chắn an toàn khá hữu ích với một căn nhà có cầu thang, nơi mà trẻ có thể gặp nguy hiểm dù lớn hay nhỏ. Khi chọn cửa, thanh chắn an toàn. Để an toàn, cửa không nên có không gian đủ lớn để bàn chân hoặc bàn tay của trẻ đưa qua hay những bộ phận cơ thể có thể bị mắc kẹt trong không gian mở dẫn đến tai nạn.

Khi chọn thanh chắn cửa, cha mẹ cần chú ý tránh loại có cạnh, góc sắc nhọn, hoặc các vật dụng không an toàn với trẻ, hoặc loại cửa cũ mà chất liệu đã bị hao mòn, biến dạng vì sẽ tăng thêm các nguy cơ khiến trẻ bị tổn thương. Loại thanh chắn cửa phổ biến hiện nay là loại thẳng trơn, có thể phù hợp với nhiều thiết kế nhà, và nhiều lựa chọn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Việc theo dõi lắp đặt sao cho an toàn với trẻ cũng quan trọng không kém khi thanh chắn cửa này có thể được mở ra dễ dàng bởi người lớn nhưng trẻ không thể nào mở ra được.

Ở những khu vực có nhiều thứ có khả năng gây tổn thương cho trẻ, cha mẹ hãy xem xét lắp đặt loại cửa khoan vào tường vì khả năng bảo vệ trẻ an toàn có thể được đảm bảo hơn

Sử dụng các dụng cụ tiện ích

Bên cạnh thanh chắn cửa, có rất nhiều công cụ, thiết bị tiện ích hỗ trợ các vật dụng khác mà cha mẹ có thể sử dụng để đảm bảo an toàn cho con trẻ trong gia đình. Phụ huynh có thể tham khảo bổ sung các vật dụng, thiết bị sau:

– Cáp an toàn chặn cửa sổ: thiết bị khiến cửa sổ không mở quá 10cm

– Khoá cửa sổ: để trẻ em không dễ dàng mở cửa sổ mà không có người lớn bên cạnh.

– Thanh chắn cửa sổ: khi cửa sổ mở, với khung cửa này sẽ giúp trẻ không bị té ngã khỏi cửa sổ. Thanh chắn cửa sổ nên là loại khung có các cột dọc không cách nhau quá 10cm, và nên được gắn chặt với khung cửa. Khi lắp đặt, cha mẹ hãy xem xét kỹ yếu tố đảm bảo an toàn cho con trẻ: vừa chặn được trẻ nhỏ, không gây tổn thương cho trẻ, nhưng cũng có thể tháo được bởi người lớn trong trường hợp khẩn cấp.

– Khoá nắp toilet: dụng cụ này giúp toilet được đậy chặt để trẻ không gặp nguy hiểm khi đến gần.

– Bọc khoá nắm cửa: thiết bị này giúp phòng tránh trẻ nhỏ vặn tay nắm cửa khi không có cha mẹ ở bên, có thể hạn chế trẻ đến một vài khu vực trong gia đình.

– Dụng cụ chặn cửa: giúp giảm tốc độ cửa đóng, để tránh trường hợp trẻ bị kẹp, kẹt tay

– Thiết bị khoá tủ: những cánh tủ bếp, hoặc hộc tủ quần áo, tủ trang trí có thể là khu vực trẻ tò mò và dễ dàng động chân tay. Hãy xem xét đến việc lắp đặt các thiết bị khoá tủ để ngăn ngừa trẻ gặp phải tổn thương.

– Bọc ổ điện: Hiện đã có rất nhiều thiết bị che đậy ổ điện để ngăn trẻ cho tay hoặc các đồ vật khác vào ổ điện.

Tìm hiểu về các chất động tiềm ẩn, có nguy cơ trong ngôi nhà

Việc xác định các hoá chất có thể gây nguy hiểm cho trẻ và xếp ngăn nắp, tránh xa tầm tay của trẻ trở nên quan trọng đối với cha mẹ: như nước rửa chén, thuốc xịt côn trùng, nước giặt, các loại dầu máy, sữa tắm, dầu gội… Ngoài ra các loại thuốc uống, nhỏ mắt, xịt, mỹ phẩm của người lớn cũng có thể trở thành mục tiêu tò mò của trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ cần cẩn thận dùng các dụng cụ tiện ích thành khoá 2 lớp cho những khu vực tủ, ngăn kéo đựng các chất kể trên.

Ngoài ra một số loại cây cảnh cũng có thể trở thành nguồn gây tổn thương cho trẻ, dù các loại cây cảnh đó mang đến phong cách cho căn nhà. Cha mẹ hãy cân nhắc thay thế bằng loại cây cảnh an toàn, thân thiện với trẻ em, hoặc là loại cây hoa giả.

Ngoài việc cần loại bỏ các vật dụng, hợp chất có thể gây nguy hiểm cho trẻ, quan trọng nhất vẫn là sự giám sát và quan tâm từ cha mẹ để trẻ an toàn. Vì trẻ có thể không may té, ngã khi không có bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Cha mẹ nên để các con trong tầm mắt để có thể hỗ trợ kịp thời, dù trẻ đang ở độ tuổi nào.

Việc dạy trẻ học cách giữ an toàn cho bản thân, nhận biết những hành động nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình cũng là một cách giữ an toàn lâu dài cho trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0777709988